Cây Hương Thảo

Cây Hương Thảo


Cây hương thảo còn được gọi là cây tây dương chổi, cây mê điệt thuộc họ nhà Hoa môi.
Rosmarinus officinalis là tên khoa học của hương thảo. Có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, được trồng nhiều ở các tỉnh miền nam, miền trung nước ta.
Cây hương thảo có lá hình dải, nhỏ, có mép gập xuống dưới, mọc thành bụi, phân nhánh, cao khoảng 1-2m, lá màu xanh thẫm, phía dưới có lông rải rác, phía trên nhẵn.

Hoa xếp 2 – 10 ở các vòng lá, dài khoảng 1cm, màu xanh dương hoặc lam nhạt, hơi có màu tím hoa cà, với những chấm tím ở phía trong các thùy. Quả gồm 4 quả khô hợp lại, màu nâu. Cây hương thảo có mùi rất thơm.

Cây hương thảo

Thành phần hóa học của cây hương thảo


Trong cây hương thảo có chứa: saponosid acid, tanin, choline, glyceric, citric, glycolic, acidrosmarinic , romarinoside và 2 heterosid là romaside.

Tác dụng của cây hương thảo

  • Dùng để trang trí trong không gian sống nhà, ban công, phòng làm việc,… mùi thơm của cây sẽ tạo cảm giác dễ chịu, an thần, làm sạch không khí.
  • Mỗi ngày ăn vài lá cây hương thảo sẽ cung cấp đủ lượng vitamin A cho cơ thể giúp mắt khoẻ, ngăn ngừa ung thư, chống oxy hóa và ngăn ngừa bệnh khoang miệng.
Cây hương thảo dùng trang trí
  • Giúp phụ nữ mang thai giảm tình trạng cáu gắt, giảm stress, triệu chưng buồn nôn, khó chịu trong người.
  • Hương thảo giúp thông ruột, lợi mật và ích tiểu.
  • Tăng cường trí nhớ, khả năng tư duy và trí não phát triển.
  • Dung dịch nước hương thảo có tác dụng chống nhiễm trùng tốt.
  • Cây hương thảo được dùng nhiều trong việc nấu ăn, giúp khử mùi và tăng hương vị cho món ăn.
Nấu món ngon với Hương thảo

Cách chăm sóc cây hương thảo

Ánh sáng


Cây hương thảo thích sáng, cây cần được chiếu sáng ít nhất là 4giờ/ngày, ánh nắng buổi sáng là tốt nhất. Nếu đặt chỗ nắng nóng gay gắt dễ làm cây bị teo dần, cháy lá và có thể cây bị chậm phát triển hay chết.
Chính vì thế, nếu bạn đặt cây trên sân thượng cần chú ý che chắn giảm nhiệt khi thời tiết quá nắng nóng.

Ánh sáng cho hương thảo cần ~6 tiếng/ ngày hoặc ~ 4 tiếng nắng (nhiều hơn cũng được nhưng cần đảm bảo chậu trồng và đất lớn để cây tránh mất nước quá nhiều)

Khí hậu


Hương thảo là loại cây có khả năng chống chịu tốt. Cây hương thảo thích hợp với những vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Bảo Lộc (Lâm Đồng)… Ở những nơi nắng nóng nên đặt cây ở những nơi có bóng râm, dưới gốc cây to
Nhiệt độ
Cây hương thảo có biên độ nhiệt rộng, nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho cây phát triển tốt là từ 20 đến 30 độ C.

Độ ẩm


Cây hương thảo ưa ẩm nhưng vào mùa mưa độ ẩm cao cây có khả năng thối lá, thối rễ dẫn đến chết cây.

Kê thoáng đáy chậu, đặt hương thảo ở nơi thoáng gió, mùi tinh dầu bay vào nhà thơm và dễ chịu.

Đất trồng


Cây hương thảo thích hợp trồng trên đất sét có mùn pha cát, khả năng thoát nước tốt với độ pH khoảng 5.5 đến 8. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện giá thể trồng có độ pH từ 6 đến 7. Đất càng có tính kiềm, cây hương thảo sẽ càng thơm. Nếu đất trồng cây có axit cao bạn hãy trộn thêm vào đất ít vôi để giảm axit trong đất.

Khi trồng hương thảo, điều quan trọng nằm ở giá thể (đất, trấu, xơ dừa, phân, đá,…) và ánh sáng

Giá thể cần phải thoát nước thật tốt, tránh tình trạng úng nước gây thối rễ, đen lá (đây là nguyên nhân chính khiến cây chết)

Công thức trộn giá thể phù hợp cho cây hương thảo gồm


3 đất : 3 trấu : 3 xơ dừa : 1 phân


Công thức trộn phù hợp nhất đối với mình gồm


6 đất Jardino: 3 trấu : 1 phân vi sinh

Tưới đẫm nước với 2 công thức trên, khi nào thấy nước chảy ra từ đáy chậu là ngừng

Tưới nước


Cây hương thảo đặt ngoài trời hay ban công thì tưới trên lá bằng bình phun, thời gian thích hợp là từ 8 đến 9h sáng, nước vừa ướt chậu. Nếu trời nắng gắt, nhiệt độ cao bạn nên tưới thêm lần nữa vào buổi chiều cho chậu cây không bị khô.

Tưới đẫm nước với 2 CT trên, khi nào thấy nước chảy ra từ đáy chậu là ngừng

Phân bón


Sử dụng, phân Dynamic hoặc bón phân chuồng hoai, trung bình bạn nên 2 tháng bón 1 lần cho cây, mỗi lần bón vào gốc khoảng 200gr. Luân phiên bón thêm các loại NPK như 18-18-6, 20-20-15,30-10-10, 20-20-20, 15-5-20-3,5TE…trong suốt vòng đời của cây; thời gian bón 15-20 ngày/lần với liều lượng 1 thìa café/gốc, chăm chỉ bón phân cây sẽ có nhiều dưỡng chất để phát triển tốt.

Hàng tuần dùng thêm dung dịch kích thích ra lá B1 cho cây sử dụng kết hợp với thuốc trừ nấm sinh học như Kasumin, Valydamicin,…bạn nên phun trên lá cây hương thảo lúc chiều mát hay sáng sớm sau khi tưới nước vừa khô ráo cây.

Hương thảo không cần quá nhiều dinh dưỡng, tưới nước cũng sống nên việc bón phân khoảng 2 lần/tháng, mng dùng phân vi sinh cho cây nhé.

Thay chậu, cắt tỉa cây đúng định kì


Mỗi năm thay đất cho cây hương thảo 1 lần, nếu cây phát triển nhanh, cần thay chậu có diện tích rộng hơn để cây có đủ môi trường dinh dưỡng để phát triển. Đồng thời, thường xuyên cắt tỉa giúp cây phát triển đẹp hơn, đồng thời giúp tạo hình cây theo ý muốn và kích thích sự ra hoa của cây hương thảo.

Cắt tỉa những cành dăm định kỳ khoảng 2-3 tuần/lần tuỳ vào tốc độ phát triển của cây

Phòng và chữa sâu bệnh cho cây


Bọ trĩ hay nhện đỏ


Cần dùng loại kháng đầu trâu theo liệu trình 3 ngày phun 1 lần, phun 3 lần trong một liệu trình để diệt tận gốc sâu bọ hại cho cây.

Sâu ăn lá, sâu cuốn lá


Khi lá đột nhiên bị trắng bạc màu, lúc này bạn hãy dùng thuốc bảo vệ thực như Secseigon, regent… Nếu tình trạng đã xuất hiện thì dùng các loại thuốc như: Abamectin, Takumi, Secseigon hoặc Regen…

Rệp sáp


Khi thấy rệp sáp xuất hiện cần sử dụng các loại thuốc như: Suprathion, Marshal, Mospilan 3EC, Rago 650EC pha đúng liều và phun ướt đều hai mặt lá của cây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *