Tỏi là một gia vị không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình và khi nhắc đến Đà Lạt không thể không nhắc đến Tỏi Tím Đà Lạt có chứa nhiều chất dinh dưỡng trong sản phẩm. Nhờ khí hậu đặc trưng của Đà Lạt nên tỏi tím mang lại hương vị cay nồng, vị the, mùi thơm đặc trưng. Tỏi tím Đà Lạt thường sử dụng trong nấu ăn rất dậy mùi, vì thế những ai đã từng ăn tỏi tím Đà Lạt sẽ truy lùng tỏi tím này để gia đình cùng thưởng thức.

Theo Đông Y, Tỏi có vị cay nồng, tính ấm có công dụng hành khí trệ, giải độc và sát trùng. Do đó, thường được dùng để chữa các chứng đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, tiêu chảy, viêm loét, rụng tóc,…
Đặc biệt trong tỏi có chữa nhiều chất germanium hơn bất kỳ loại nào khác, và chính dưỡng chất này giúp ngăn ngừa và chống lại tác nhân ung thư, trên thực tế tỏi được chứng minh là làm chậm quá trình phát triển khối u trong cơ thể con người.
Sử dụng tỏi tím Đà Lạt mang lại tác dụng gì?

- Điều trị cảm cúm
- Trị ho
- Lọc độc tố trong máu
- Điều hòa huyết áp
- Tốt cho tim mạch
- Giảm Stress
- Chống lão hóa
- Ngăn ngừa bệnh Alzheimer
- Chắc khỏe xương
- Phòng chống ung thư
- Điều trị mụn trứng cá
- Trị rụng tóc
- Trị giun
Ăn tỏi tím Đà Lạt như nào để hiệu quả nhất?
Sản phẩm tốt nhưng không phải ăn nhiều là tốt, bởi khi sử dụng nhiều sẽ gây ra các trường hợp như khó tiêu, dạ dày,…mà không có tác dụng chữa bệnh
Vậy nên mỗi ngày chỉ nên ăn 10gr tỏi (tương đương với 1-2 tép tỏi) là tốt nhất và phát triển hữu hiệu các công dụng chữa bệnh.
Để phát huy tất cả tính dược lý và chất allicin trong tỏi thì chúng ta nên băm tỏi nhuyễn và để trong không khí tầm 10 phút mới ăn hoặc chế biến món ăn, và khi nấu chín vẫn giữ được hơn 60% tác dụng của tỏi.

Tỏi tím Đà Lạt thường dùng để làm gì?
- Làm thuốc
- Làm tỏi đen
- Ăn sống
- Phi cùng dầu tạo mùi vị cho món ăn
- Tỏi ngâm mật ong
- Tỏi ngâm rượu